Xem địa chỉ Showroom sơn
Tổng đài miễn phí0828188886 Phần mềm tính Diện tích sơn Tiện íchBảng màu sơn

Báo giá dây chuyền sản xuất sơn nước

Bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín và chất lượng để nhờ tư vấn và setup xưởng sản xuất sơn nước. Và quan tâm đến việc sử dụng hệ thống máy móc tự động đảm bảo khả năng vận hành tốt, chất lượng ổn định. Trong việc sản xuất sơn nước cũng vậy, máy móc mang đến khả năng làm việc tốt hơn, tiết kiệm chi phí nhân công và giúp quá trình sản xuất – kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận cao hơn.

Báo giá dây chuyền sản xuất sơn nước

Nhưng địa chỉ nào bán dây chuyền sản xuất sơn nước chất lượng? Nên mua hệ thống máy móc ở đơn vị nào? Nếu như bạn quan tâm đến những nội dung thông tin này hãy cùng tham khảo một số phân tích được Thế giới sơn - Chuyển giao công nghệ sơn chia sẻ trong bài viết này 

Sơn nước là gì?

Đây chính là hợp chất hóa học được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Tùy vào loại sản phẩm sơn nước mà những nguyên liệu và quá trình sản xuất có thể khác nhau. Trên thực tế, thị trường có nhiều loại sơn nước khác nhau như sơn PU, sơn Epoxy, sơn chống rỉ, sơn dầu… Mỗi loại sẽ phù hợp với từng hạng mục và đặc điểm khác nhau.

Thông thường, sơn nước có nhiều thành phần khác nhau như chất tạo màng, dung môi, phụ gia, chất kết dính, bột màu/ bột độn. Trong đó, từng loại chất đều đảm bảo nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể

  • Chất kết dính: Đúng như tên gọi, chất này cần phải đảm bảo được khả năng kết dính, độ bề và liên kết màng. Tùy thuộc vào loại sơn, khả năng với mục đích sử dụng khác nhau mà người ta ưu tiên sử dụng những loại chất kết dính riêng biệt.
  • Bột độn: Một số chất độn thông thường được sử dụng như Kaolin, Talc, Carbonat Canxi… Chất đặc biệt này để cải thiện những tính chất của sơn như khả năng thi công, kiểm soát độ lắng hay tính chất màng sơn như độ bóng, độ cứng hay độ mượt của chúng…
  • Bột màu: Những chất này giúp tạo ra màu sắc với đảm bảo độ che phủ của sơn khi sử dụng. Thường thì nguyên liệu này sẽ ở dạng bột. Bên cạnh tính năng tạo màu chúng còn ảnh hưởng tới chất lượng sơn như độ bóng hoặc độ bền của chúng. Thường thì màu của chúng bao gồm hai loại đó là màu vô cơ và hữu cơ.
  • Phụ gia: Trong sơn nước các loại phụ gia này thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, chúng lại giúp tăng giá trị sử dụng với tính chất màng cũng như khả năng bảo quản của các loại sơn.
  • Dung môi: Đây là chất quan trọng có chức năng hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Đây là loại sơn được sử dụng phụ thuộc vào những đặc tính nhựa ở trong sơn.

 Chuyển giao công nghệ sơn nước theo yêu cầu

Chuyển giao công nghệ sơn nước theo yêu cầu

Quy trình vận hành của dây chuyền sản xuất sơn nước

Theo đó, để tìm kiếm được đơn vị bán dây chuyền sản xuất sơn nước bạn nên hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của hệ thống máy móc này. Thường thì chúng trải qua 4 giai đoạn trước khi đưa ra sản phẩm cuối cùng.

Quy trình ủ muối

Những nguyên liệu bột màu, bột độn, phụ gia và chất tạo màng cùng dung môi được chuẩn bị sẽ được đưa vào thùng muối ủ. Sau đó, nguyên liệu sẽ được khuấy dưới tốc độ thấp để cho chúng hòa quyện với nhau.

Bước này sẽ ủ các loại nguyên liệu theo thời gian quy định đủ độ thấp ướt cho chất tạo màng với các loại dung môi. Điều này giúp tạo thành hỗn hợp nhão cho công đoạn nghiền tiếp theo.

Quy trình nghiền sơn

Đây chính là công đoạn chính trong quy trình sản xuất sơn nước. Nguyên liệu sau khi được ủ muối để tạo thành hỗn hợp nhão những loại nguyên liệu sẽ được chuyển vào thiết bị nghiền sơn. Điều này giúp các nguyên liệu tạo thành dung dịch chất lỏng nhuyễn mịn.

Trên thị trường hiện nay, những loại dây chuyền sản xuất sơn nước có những loại máy nghiền khác nhau như nghiền hả ngọc loại ngang và loại đứng. Căn cứ vào độ nhớt của paste và chủng loại sơn của các thương hiệu khác nhau sẽ lựa chọn những loại máy nghiền ưng ý.

Chẳng hạn, những loại sơn cao cấp như sơn xe máy, ô tô thì những loại máy nghiền, bi nghiền hay đĩa khuấy cần đảm bảo chất lượng tốt, yêu cầu cao về kỹ thuật giúp độ mịn của sơn tốt hơn.

Thời gian nghiền có thể khác nhau tùy thuộc vào những loại nguyên liệu hay yêu cầu chất lượng sơn ở đầu ra. Ở giai đoạn này thiết bị sử dụng nhiều nước làm lạnh thiết bị để đảm bảo cho Paste trong quá trình nghiền không bị nóng lên nhiều để khống chế lượng dung môi bị bay hơi ở nhiệt độ cao với tác động xấu đến những thành phần Paste nghiền.

Nguồn nước trước khi được đưa vào hệ thống nguồn sẽ được làm lạnh với nhiệt độ từ 5 – 7 độ C. Quá trình này tiến hành xong, nguyên liệu sẽ đẩy sang bước theo heo của hệ thống sản xuất.

Quy trình pha chế sơn nước

Khi đã được nghiền xong đảm bảo độ mịn phù hợp, hỗn hợp Paste sẽ được đưa qua giai đoạn pha sơn. Đây là công đoạn giúp tạo thành loại sơn cuối cùng, thành phẩm. Để thực hiện quá trình này, Paste sẽ chuyển sang bể pha có thể vài lô hỗn hợp Paste thành phẩm được đưa vào một bể pha chung.

Ở trong bể pha sẽ được thiết kế một máy khuấy liên tục trong khi pha chế sơn nước. Đến đây, paste sơn sẽ đảm bảo được độ mịn đúng như mong muốn, chúng sẽ được thêm chất tạo màng, dung môi, các chất phụ gia cần thiết cho sơn. Tất cả đạt đến độ đồng nhất sẽ là lúc sản phẩm này hoàn tất và được chuyển sang giai đoạn đóng gói thành phẩm.

Đóng gói thành phẩm

Tùy vào nơi bán dây chuyền sản xuất sơn nước hoặc loại dây chuyền khác nhau mà quá trình này có thể tiến hành tự động hoặc thủ công. Thông thường, bao bì sử dụng để đựng sơn được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Tùy thuộc vào công ty mà bao bì có thể phát hành khác nhau.

Sơn nước sau khi được đóng vào thùng sẽ chuyển vào kho chứa. Khi tiến hành sản xuất, quá trình nhập kho được tiến hành một cách chặt chẽ theo từng lô hàng cụ thể. 

Xem dự toán chi tiết cho dây chuyền sản xuất sơn nước tại đây

Liên hệ tư vấn chuyển giao công nghệ sơn

CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT

Đc : 16, Phan trọng tuệ, Thanh trì, Hà nội

Call : 0989.188.318 - 0943.188.318 Mr Cương

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

Đọc thêm

GỬI
  • Nguyễn sơn
    Xin cho tôi hỏi chi phí đầu tue cho dây chuyền này là bao nhiêu vậy ạ
  • Tôi là ai
    Để mở một nhà máy sản xuất sơn có khó không ? thủ tục cần những gì ? xin thế giới sơn chia sẻ giúp nhé
TVC Online