Xem địa chỉ Showroom sơn
Tổng đài miễn phí0828188886 Phần mềm tính Diện tích sơn Tiện íchBảng màu sơn

Công thức sơn

Công thức sơn | Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm. Vậy công thức sơn nước như thế, gồm những thành phần gì ? Hãy cùng chuyển giao công nghệ sản xuất sơn tìm hiểu nhé

Công thức sơn

II Nguyên liệu, tính chất, tác dụng và một số công thức sản xuất tham khảo

Nguyên liệu

1.1  Chất tạo màng : chiếm khoảng 10- 60%  là thành phần chính của sơn, quyết định đến tính chất của sơn như tính chất cơ lý, độ bám dính, độ bóng, độ bền màu, độ bền thời tiết và chống thấm nước.

1.1.1. Giới thiệu chung

Chất tạo màng là dung dịch nhũ tương của các polyme sẽ chuyển thành màng sơn trong quá trình khô sơn. Khi đó nó dính kết các hợp phần còn lại với nhau tạo nên lớp màng che phủ bám chắc lên bề mặt cần bảo vệ, trang trí.

Chất tạo màng trong sơn nước tồn tại ở dạng nhũ tương nghĩa là nhựa phân tán đều trong nước. Trương nhựa nhũ, các sợi polyme tập hợp lại với nhau thành từng nhóm tạo thành hạt cầu, các hạt này phân tán đều trong môi trường nước gọi là dung dịch nhũ tương.

1.1.2. Cơ chế quá trình tạo màng

Khi sơn quét lên bề mặt cần sơn, nhờ quá trình bay hơi mà màng sơn được tạo thành. Màng sơn từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn ta gọi đó là quá trình tạo màng không chuyển hóa. Màng sơn tạo thành do sự bay hơi dung môi và sự oxy hóa các hạt nhựa nhờ oxy không khí hay xúc tác khâu mạch quá trình tạo màng này gọi là quá trình tạo màng chuyển hóa.

Như vậy quá trình oxy hóa dẫn đến sự khâu mạch tạo thành polyme mạng lưới gọi quá trình này là quá trình tạo màng sơn.

Theo quan điểm hiện nay cơ chế tạo màng gồm 4 giai đoạn :

Các hợp phần sơn được dàn trải và phân bố đều trên bề mặt cần sơn.

Nước bắt đầu bay hơi và hạt nhựa tiến vào gần nhau.

Các hạt nhựa trộn vào nhau để tạo thành màng sơn, trong quá trình này do các hạt nhựa là hệ dầu còn môi trường xung quanh là hệ nước nên khó trộn vào nhau vì vậy chất hỗ trợ tạo mạng tạo hệ dầu nhỏ sẽ làm cho các hạt nhựa dễ trộn vào nhau. 

Nước,  PG ( monopropylene glycol), texanol và các phụ gia khác tiếp tục bay hơi và các sợi nhựa liên kết lại với nhau dưới tác dụng của oxy không khí.

Nói chung quá trình hình thành màng sơn xảy ra rất phức tạp. Người ta đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này nhưng vẫn chưa đưa ra cơ chế rõ ràng để giải thích về vấn đề này.

1.1.3. Các chất tạo màng ( Blinder )

Trong sơn nước, nhựa latex có chức năng kết dính mọi hợp phần của sơn lại với nhau để tạo thành màng sơn. Với sơn nước người ta thường dùng 3 loại :

Copolyme :Vinylacetate,  Copolymeacrylic dùng cho sơn nội thất ( interior ).

Styren Acylic dùng cho sơn nội thất và sơn chống kiềm.

Acrylic nguyên chất dùng cho sơn ngoại thất (exterior).

Bột màu:

Bột màu tạo cho sơn có màu sắc theo ý muốn, đồng thời nó còn có tác dụng tạo độ phủ và làm tăng tính năng cơ lý cho màng sơn. Trong sơn nó chiếm từ 1- 10%. Bột màu sử dụng trong vật liệu sơn là những hạt mịn có màu sắc khác nhau, không hòa tan mà có khả năng phân tán trong nước, trong dung môi và trong chất tạo màng.

Tính quan trọng nhất của bột màu là làm cho màng sơn có màu sắc nhất định. Bột màu được đánh giá bằng sức phủ, sức phủ phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất. Do vậy hệ số chiết suất được xem như là yếu tố đầu tiên xác định sức phủ của bột màu.

Bột màu bao gồm cả vô cơ lẫn hữu cơ.

Titan dioxit  ( TiO2)

TiO­2 có hai dạng thu hình : Anatase và Rutile,  đây là loại bột màu có cường độ màu và lực phủ lớn nhất. Trong đó Rutile có chỉ số khúc xạ 2,75 ( Refractive index n­D = 2,75 ),  Anatase có chỉ số khúc xạ 2,55 ( Refractive index n­D= 2,55 ). Trong vùng ánh sáng nhìn thấy cả hai dạng đều có khả năng phản xạ cao, nên độ trắng cao.

Tuy vậy trong vùng sóng ngắn (tím và tử ngoại gần) khả năng phản xạ giảm, dạng rutile giảm nhiều hơn, do đó dạng rutile được xem là kém trắng so với dạng anataz. TiO­­2 có hoạt tính quang hóa cao,  tác dụng của ánh sáng đặc biệt là ánh sáng vùng sóng ngắn xấp xỉ 400nm bề mặt hạt tách oxy làm màng sơn có thể hóa phấn và có thể làm bạc màu các chất màu hữu cơ tiếp xúc với chúng. Sản phẩm TiO2 thường có phụ gia hạn chế thấp nhất khả năng quang hóa dãy.

Các tạp chất kim loại (Fe, Mn) làm TiO2 có thể thay đổi màu khi chịu tác động của ánh sáng, nhiệt độ, ánh sáng…hiện tượng “vòng hóa” này thì dạng Rutile lại nhạy hơn dạng Anatase. Cũng cần có phụ gia để hạn chế hiện tượng này, phụ gia là các chất màu huỳnh quang có khả năng tẩy trắng quang học.

TiO2 bền hóa học, không tan trong nước, chịu được kiềm loãng, axit đặc, chỉ hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp sunfatamon và axit sunfuric đậm đặc, chịu nhiệt độ cao, ở nhiệt độ 1840 ±100C mới nóng chảy.

Bột màu hữu cơ

Bột màu hữu cơ so với bột màu vô cơ có kích thước bé hơn vì thế sức nhuộm lớn hơn, phân tán đều hơn, màu đậm và tinh khiết hơn. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm sau: khả năng phủ kém, kém bền với ánh sáng với môi trường, dễ bị thay đổi tính chất khi chịu các tác động từ môi trường, giá thành cao hơn vì thế trong thực tế sản xuất nó vẫn dùng ít hơn so với màu vô cơ.

Paste màu: Là các chất màu cơ bản (vô cơ hoặc hữu cơ) bán thành phẩm đã được nghiền mịn sẵn thành dạng nhão, sệt, khi sử dụng pha sơn ta chỉ cần phân tán chúng vào paste trắng, điều khiển độ đậm nhạt của màu sơn theo ý muốn. Xem : Gia công sơn nước theo yêu cầu

Bột độn:

Chiếm tỷ lệ 30- 50%, đây là thành phần không thể thiếu trong sơn. Ngoài việc làm tăng tính năng cơ lý nó còn tạo độ dày độ phủ cho màng sơn và đặc biệt nó còn góp phần hạ giá thành sản phẩm. Bột độn là các chất dạng bột mịn, màu trắng hoặc màu rất nhạt, chỉ số khúc xạ thấp (khoảng 1, 4- 1,7) không hòa tan nhưng phân tán tốt trong hệ thống sơn

Vai trò

Bột độn được được vào để giảm giá thành sản phẩm, đồng thời làm tăng tính năng kỹ thuật của sơn (tạo độ phủ giả), nâng cao độ bền của lớp phủ sơn (độ cứng, bền nhiệt, bền khí quyển….).

Bột độn có lực tạo màu và sức che phủ kém, chúng góp phần với bột màu làm cho vật liệu sơn ổn định, màng sơn tăng độ bền, làm cho dung dịch sơn trở nên linh động giúp cho chổi sơn và rulo dễ di chuyển khi sơn và giữ vai trò chủ yếu giảm giá thành sản phẩm.

Các loại bột độn

Bột độn được lấy từ 2 nguồn

Bằng cách nghiền thành bột của một vài loại đá hay quặng trầm tích

Bằng cách kết tủa hóa học

MỘT SỐ LOẠI BỘT ĐỘN THÔNG DỤNG

Tên thường dungCông thức hóa họcKhối lượng riêng gallons   100 lbĐộ hấp thụ dầu lb Dầu/100lb bột màu

Màu trắng

Thạch cao

Anhydrite

Baryter

Barisulfat

Silica

Đất sét

CaCO3

CaSO4.2H2O

CaSO4

BaSO4

BaSO4

SiO2

Al2O3.SiO2.H2O

K2O.3AlO3.6SiO2.2H2O

4.4-4.5

5.0-5.1

4.0-4.1

2.7-2.8

2.7-2.8

4.4-4.6

4.4-4.6

4.2-4.3

15-60

20-25

40-50

6-12

10-15

100-220

30-50

40-70

Nước và phụ gia : chiếm tỷ lệ 10- 50%, đây là dung môi để pha sơn và cũng là chất điều chỉnh độ nhớt của sơn.

1.3.1. Chất làm đặc (phụ gia lưu biến,  thickner)

Là chất có khả năng tạo ra độ đặc theo ý muốn, nó có tác dụng điều khiển độ nhớt của dung dịch sơn theo yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống lắng cho sơn kho bảo quản. Các cbhất làm đặc có vai trò quan trọng trong công thức sơn khi sử dụng chất tạo màng là nhựa latex, nó làm cho sơn khi ướt bám dính trên bề mặt vật liệu tốt hơn, không gây ra hiện tượng chảy xệ hay văng bắn,  chảy loang ra. Nếu không có chất làm đặc thì sơn loãng không thể bám dính lên tường được.

Có 3 loại chất làm đặc :

Celulose HEC : Natrosol HBR 250,  Becmocol….

Polyurethane (PU): Thickner 621,  Rheolate 278,  Primal RM 1020PR.

Polyacrylate (Alkali Swellasle pH≥8) : Pidicryl 4260A.

1.3.2. Làm đặc Celulose HEC

Là dẫn xuất của Celulose không điện ly,  rất dễ phân tán trong môi trường nước,  kể cả nước nóng hay nước lạnh. HEC thường được sử dụng điều khiển độ nhớt cho dung dịch sơn trong quá trình disper.

HEC thường dùng cho sơn nội thất. Sơn nội thất chủ yếu dùng HEC nên dễ gây hiện tượng tạo váng cho sơn khi bảo quản vì vậy cần kết hợp HEC với PU theo tỉ lệ 5/1. Nếu dùng HEC cho sơn ngoại thất sẽ không cho liên kết tốt vì Celulose dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

HEC khi hòa tan vào trong môi trường nước nó sẽ trương nở to ra và sẽ chiếm phần diện tích trống trong dung dịch nên làm cho dung dịch trở nên đặc hơn.

1.3.3. Polyurethane PU

Là sản phẩm associative, biến tính bởi Issocianate với polyester vì thế nó có các nhóm chức đặc biệt vừa có thể hòa tan trong nước, vừa có thể hòa tan trong dầu nên nó có khả năng liên kết các hạt latex, pigment tạo thành mạng lưới phân tán lơ lừng trong môi trường nước,  do đó làm cho dung  dịch sơn trở nên đặc hơn.

Nhưng PU thường dễ làm cho sơn tạo bọt nên thực tế người ta hay dùng hỗn hợp PU+ Celulose

1.3.4. Polyacylate-Alkali Swellable

Polyacylate là nhũ Copolyme Acrylic có khả năng làm đặc trong môi trường kiềm (pH>8). Tác dụng làm đặc của nó vừa có tính trương nở giống Celulose, vừa có tính liên kết giống với PU nên trong thực tế người ta cũng hay dùng polyacylate (VD DL 105). Điều cần chú ý là nếu dùng polyacylate để làm chất làm đặc cho sơn thì phải chú ý đến pH của sơn vì tính lưu biến của Polyacrylate thay đổi theo pH.

1.3.5. Chất thấm ướt

Phụ gia thấm ướt là chất hoạt động bề mặt không phân cực có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt và dẫn đến tăng áp suất phân bố để quá trình thấm ướt các hạt màu xảy ra nhanh hơn nên nó làm cho các hạt màu dễ đi vào môi trường phân tán vì vậy làm cho các hạt màu không vón cục dính vào nhau mà phân bố đều trong môi trường phân tán (nước-nhựa ) đồng thời còn có tác dụng như một dung môi chậm khô (làm chậm quá trình bay hơi dung môi).

Chất thấm ướt ảnh hưởng nhiều đến tính chất sơn: độ bóng, khuynh hướng tạo bọt, độ ổn định với các pigment, tính ăn màu hay tương tác với nhiều chất làm đặc khác làm ảnh hưởng đến độ nhớt của sơn vì vậy việc chọn lựa chọn chất thấm ướt là rất quan trọng. Việc tính toán lượng dùng chất thấm ướt dựa trên hàm lượng rắn (hàm lượng PVC).

Ví dụ: Teric N9,  Wet 990.

Chất thấm ướt không ion ( nonionic ).

Các chất thấm ướt bám vào khối bột màu,  làm tăng độ thấm ướt các hạt màu của khối kết tụ đồng thời làm giảm sức căng bề mặt giữa hạt màu và dung dịch nhựa,  nó làm không khí và hơi ẩm tại bề mặt khối màu bị thay thế bằng dung dịch nhựa tương tác rắn-khí được thay thế bằng tương tác rắn-lỏng. Vì vậy chất thấm ướt có khả năng phân tán các hạt màu còn chất phân tán làm ổn định các hạt màu trong dung dịch.

1.3.6. Các phụ gia phân tán

Các chất phân tán thường là các chất phân cực âm : anionic

Phụ gia phân tán hấp thụ lên bề mặt hạt màu và do đó duy trì khoảng cách thích hợp giữa các hạt màu thông qua lực đẩy tĩnh điện hoặc án ngữ không gian,  do đó làm giảm xu hướng keo tụ không  khống chế được.

Cơ chế lực đẩy tĩnh điện

Các hạt màu trong sơn thường tích điện trên bề mặt của chúng. Bằng cách sử dụng các phụ gia,  có thể làm tăng điện tích và hơn nữa làm cho tất cả các hạt màu cân bằng về mặt điện tích. Các ion ngược dấu tập trung trong các vùng lân cận của bề mặt hạt màu (trong pha lỏng) do đó tạo thành một lớp ‘điện kép’. Lớp ‘điện kép’ này càng dày thì sơn càng ổn định.

Về phương diện hóa học,  các chất phụ gia phân tán sử dụng cho hệ sơn như vậy là các chất điện ly cao phân tử,  chúng chứa vô số mạch nhánh tích điện. Thêm vào đó Polyphotphat, đa dẫn xuất của các axit Polycacboxylic được sử dụng như các chất điện ly cao phân tử trong công nghiệp sơn.

Các chất điện ly cao phân tử hấp thụ lên bề mặt của các hạt màu và do đó chuyển điện tích của nó cho các hạt màu. Thông qua lực đẩy tĩnh điện của các hạt màu tích điện cùng dấu,  xu hướng keo tụ bị giảm đột ngột trong trạng thái phản keo tụ được làm bền. Do đó cấu trúc hóa học của chúng các phụ gia như vậy hầu như không thể thể hiện các tính chất thấm ướt đo đó trong thực tế phải kết hợp với chất thấm ướt.

Cơ chế án ngữ không gian

Các phụ gia phân tán thực hiện chức năng bằng cách cản trở không gian thể hiện bằng hai cấu trúc đặc biệt. Trước tiên sản phẩm chứa một hoặc nhiều nhóm “ái màu” các nhóm mỏ neo hoặc các nhóm bám dính tất cả các nhóm hấp thụ bền, mạnh lên bề mặt tạo hạt màu. Thứ hai sản phẩm chứa các chuỗi tương hợp - nhựa (chuỗi hydrocacbon), sau khi phân tán thấm ướt lên bề mặt hạt màu các chuỗi này nhô ra xa vào dung dịch nhựa xung quanh.

Lớp các phân tử phụ gia bị hấp thụ này được coi như cản trở không gian hoặc “sự ổn định entropy”. Sự ổn định trên được nhấn mạnh hơn nữa bởi sự tương tác của các loại phụ gia polyme với nhựa, bằng cách đó “vỏ bọc” xung quanh các hạt tạo màu được mở rộng. Cơ chế của sự ổn định này xảy ra trong các hệ nền dung môi và các hệ khử nước, các hệ này chứa các nhựa ở dạng solvat hóa. Bằng các yếu tố có cấu trúc đặc trưng bao gồm các nhóm ái màu (phân cực) và các chuỗi tương hợp-nhựa (không phân cực), các phụ gia này thể hiện các tính chất hoạt động bề mặt. Nói cách khác, chúng không những làm ổn định sự phân tán các hạt màu mà chúng còn thực hiện chức năng như là các phụ gia thấm ướt.

1.3.7. Phụ gia chậm khô

Trong quá trình thi công lăn phủ sơn nước, thùng sơn thường để nắp lộ bề mặt tiếp xúc trực tiếp với khí quyển nên sơn rất dễ trở nên khô đặc, làm sai lệch độ nhớt tiêu chuẩn của sơn, gây khó khăn cho quá trình thi công sơn phủ, làm giảm thời gian sống của sơn (open-time).

Nguyên nhân là do một phần dung môi trong sơn đã bay hơi ra ngoài. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta thường dùng chất làm chậm khô : Propylen Glycol (PG) để làm giảm tốc độ bay hơi của dung môi. Mặt khác nếu dùng chất làm chậm khô còn cho ta lợi điểm là bề mặt sơn ướt khi vừa mới lăn phủ rất linh động, các hạt latex rất dễ san đều trên bề mặt vật liệu cần sơn, do đó làm tăng độ phủ cho màng sơn (cthylene glycol, propylene glycol có tác dụng như một chất chảy).

Propylene Glycol khi phân tán trong sơn, chúng len lỏi vào các chỗ trong giữa các hạt màu, chúng thay thế lớp không khí và hơi ẩm tại khối kết tụ màu nên Propylene glycol còn chất thấm ướt. Khi trong dung dịch sơn PG tạo lớp liên kết hydro với các phân tử nước trong sơn do đó làm cho các phân tử dung môi nước bay ra ngoài chậm.

1.3.8. Phụ gia phá bọt (Defoamer)

Trong quá trình khuấy trộn sơn khi sản xuất cũng khi sơn phủ thường xuất hiện rất nhiều bọt khí nổi lên bề mặt sơn cũng như trong thể tích sơn. Chính những bọt khí này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng màng sơn, nếu khi ta lăn sơn mà bọt khí trên màng sơn ướt khó vỡ hay chậm thì sau khi màng sơn khô đi nó sẽ để lại vết mắt cá ( Fish eye ) trên bề mặt, làm giảm độ bóng, độ nhẵn của màng sơn vì vậy ta phải sử dụng chất khử bọt trong sơn.

Chất khử bọt có tác dụng tăng sức căng bề mặt của bọt khí nên làm cho bọt khí dễ vở. Trong dung dịch nó có tác dụng tập hợp những bọt khí nhỏ thành bọt khí lớn rồi nổi lên trên bề mặt sơn, khi bọt khí nổi lên trên bề mặt do các lực tác dụng nên nó mất cân bằng vỡ ra.

Có hai loại chất khử bọt:

Minerl oil ( chất phá bọt gốc dầu khoáng,  Wax, Soap metalic )

Silicone bao gồm hai loại: Silicon thuần và Silica Hydrophobic.

Trong hai chất phá bọt trên thì chất phá bọt dạng silicone có hiệu quả tốt hơn chất phá bọt dạng dầu khoáng,  nhưng nó khó sử dụng, nếu dùng nhiều dễ tạo hiện tượng mắt cá và giá thành lại cao hơn gấp 2 lần. Chất phá bọt dạng silicone có tác dụng phá bọt rất nhanh, chỉ sau 30 phút là lượng bọt trong sơn bị phá gần như hoàn toàn (trên 90% ), còn chất phá bọt dạng dầu khoáng có tác dụng phá bọt rất chậm, sau một ngày mới phá được hết bọt. Trong thực tế người ta thường sử dụng kết hợp cả hai loại chất phá bọt trên.

1.3.9. Chất bảo quản diệt khuẩn

Thành phần sơn nước thường có chất lưu biến là các dẫn xuất của Cellulose nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng sơn bị thối, làm giảm độ pH của sơn do đó làm giảm tác dụng của chất làm đặc nên sơn bị loãng ra. Để khắc phục hiện tượng này người ta thường đưa vào hợp phần sơn chất diệt khuẩn (Biocide) khoảng 0,1%.

1.3.10. Chất diệt nấm mốc (Fungicide)

Sơn ngoài trời thương chịu tác động của mưa nắng, ẩm ướt nên các loại rêu, mốc rất dễ phát triển làm giảm khả năng bảo vệ màng sơn. Vì vậy trong hợp phần sơn người ta đưa vào một lượng nhỏ chất diệt nấm mốc để ngăn cản nấm mốc không thể sinh sống và phát triển. Chất chống nấm mốc thường được dùng cho sơn ngoài trời.

1.3.11. Chất hỗ trợ tạo màng (Coalencing Agent)

Trong dung dịch sơn, các phân tử nhựa latex, bột màu phân bố đều với nhau, khi sơn phủ chúng nằm sít nhau tạo thành lớp mỏng bám chắc vào vật liệu cần phủ.Nhưng quá trình tạo màng sơn diễn ra nhờ sự liên kết tạo màng của dung dịch nhựa và sự tạo màng này lại xảy ra chậm và chỉ xảy ra ở một khoảng nhiệt độ nhất định, vì mỗi loại nhựa có giới hạn tạo màng khác nhau. Với một loại nhựa nhất định nếu ta kéo màng ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tới hạn nào đó (MFFT =minimum film formation temperture) thì màng sơn sẽ không hình thành, chúng chỉ tạo ra một lớp bột không dính kết dính với nhau được. Do đó để mở rộng giới hạn cho nhựa người ta thường dùng chất hỗ trợ tạo màng như: Texanol, Netcoat NX 795.

Nếu latex có MFFT = 18 - 200C thì dùng Texanol  5% trên hàm lượng rắn (lượng PVC)

Nếu latex có MFFT = 330C thì dùng Texanol  10% trên hàm lượng rắn (lượng PVC)

Chất tạo màng có MFFT càng lớn thì độ bền màng sơn càng cao.

1.3.12. Chất điều chỉnh pH

Dung dịch sơn nước có độ pH  để chất làm khô phát huy tác dụng tốt. Để điều chỉnh pH trong dung dịch sơn người ta thường dùng amoniac, hay polyamine (MP 95, Codis 95 )


Liên hệ chuyển giao công thức sơn

Địa chỉ : 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline : 0828.188.886 - 0989.188.318  Mr Cương

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

Website : thegioison.org

Đọc thêm

GỬI
Đối Tác Sơn Xem Tất Cả
TVC Online